Triều Tiên tham dự World Cup năm nào? Cú sốc tên Triều Tiên

Triều Tiên được mệnh danh là đất nước bí ẩn nhất thế giới. Ngoài vũ khí hạt nhân tối cao khiến phần còn lại của thế giới e dè, nền bóng đá tại quốc gia này cũng từng làm dậy sóng dư luận và trở thành huyền thoại bóng đá châu Á. Triều Tiên tham dự World Cup năm nào? Điều gì đã xảy ra tại giải đấu lớn nhất hành tinh này khi mang đội bóng Triều Tiên sánh tầm thế giới? Cùng nhacaiz tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Sơ lược về Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn được biết đến với cái tên mỹ miều là Thiên Lý Mã (Chollima), bởi độ chiến và sức bền qua các trận đấu đã làm nên tên tuổi. 

Bóng đá Triều Tiên từng làm tốn không biết bao giấy mực của báo chí châu Á, nhất là khi nhắc đến thành tích Triều Tiên World Cup. Thành tích cao nhất mà đội bóng từng đạt được là tấm huy chương vàng Asiad năm 1978, đội bóng Triều Tiên đã chơi trong thế giằng co với tuyển Hàn Quốc trong suốt 90 phút hiệp chính và phụ mà không có bàn thắng nào. Tỷ số 0-0 ấn định cái kết cùng nhận huy chương vàng cho cả hai quốc gia.

Triều Tiên vô địch cúp AFC (2010)
Triều Tiên vô địch cúp AFC (2010)

Theo sau là 2 lần vô địch cúp AFC Champions League – giải bóng đá thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á tổ chức (2010 và 2012).

Tuy nhiên Triều Tiên World Cup vẫn là từ khóa hot nhất khi fan hâm mộ nhắc đến đội bóng này. Vậy quốc gia này đã từng tham dự World Cup chưa? Nếu có thì Triều Tiên tham dự World Cup năm nào? Và đã ghi dấu ấn bằng thành tích gì?

2. Triều Tiên tham dự World Cup vào năm nào?

Nhân duyên giữa Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và World Cup lại là một câu chuyện dài khác khi đã nhiều lần Triều Tiên tham dự World Cup với tư cách đội tuyển vượt qua vòng loại. Để trả lời cho thắc mắc Triều Tiên tham dự World Cup năm nào, hãy cùng chúng tôi đi sâu vào phần bên dưới.

2.1. Cú sốc và niềm hy vọng mang tên Triều Tiên World Cup – North Korea World Cup 1966

Năm 1966, tuy thời kỳ này internet chưa xuất hiện và thông tin không có phương tiện để lan truyền rộng rãi đến mức chóng mặt như hiện tại, nhưng bóng đá và các giải đấu lớn nhỏ vẫn tồn tại cùng sức ảnh hưởng lớn và được truyền tai nhau với tinh thần thể thao bất tận. 

Triều Tiên tham dự World Cup năm nào
Triều Tiên tham dự World Cup năm nào

Giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 8 năm 1966 được tổ chức tại Anh, với sự góp mặt của nhiều tuyển mạnh như Đức, Anh, Ý, Liên Xô. Triều Tiên tham dự World Cup 1966 – lúc bấy giờ đây là đại diện duy nhất của Châu Á vượt qua vòng loại, tuy nhiên đất nước đến từ phương Đông nhỏ bé không được đánh giá cao.

Vượt qua vòng loại, giành tấm vé đến Anh, tuyển Triều Tiên phải đối đầu với Liên Xô trong vòng bảng và nhận về bàn thua 0-3. Đội bóng vực dậy tinh thần cầm hòa với Chile ở lượt trận tiếp theo. Để đặt chân vào tứ kết, Triều Tiên bắt buộc phải chiến thắng Italia trong trận thứ ba. Người hâm mộ bóng đá châu Á bấy giờ không đặt nhiều niềm tin vào trận cầu không cần tài cân sức này vì họ cho rằng tuyển Italia mạnh hơn nhiều so với Triều Tiên.

Tuy nhiên, Triều Tiên đã tạo nên một cú sốc lớn cho bóng đá toàn thế giới. Tuyển thủ Pak Doo-ik ghi bàn vào phút 42 đã mở ra một trang mới cho nền bóng đá Triều Tiên, khi bàn thắng quý như vàng này đã ấn định chiến thắng 1-0 trước Italia và giúp Triều Tiên giành tấm vé đặt chân vào vòng tứ kết. Chiến thắng trong mơ đã mang khát vọng chinh phục World Cup của người châu Á đến gần đích hơn bao giờ hết.

Dù bị đánh bại bởi Bồ Đào Nha khi thua 3-5 và dừng chân trước thềm bán kết, cụm từ Triều Tiên World Cup vẫn ghi lại dấu ấn khó quên cho nền bóng đá châu Á và fan hâm mộ trên khắp thế giới.

2.2. CHDCND Triều Tiên giành vé dự World Cup 2010

Vậy 1966 là năm duy nhất để trả lời cho thắc mắc Triều Tiên tham dự World Cup năm nào? Câu trả lời là chưa dừng lại ở đó, một lần nữa, Triều Tiên tham dự World Cup vào năm 2010 và cũng đã có một giải đấu thăng hoa.

Cầu thủ Triều Tiên xúc động bật khóc tại World Cup 2010
Cầu thủ Triều Tiên xúc động bật khóc tại World Cup 2010

Tại vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010, Triều Tiên chiếm ưu thế ở vòng sơ loại và tiếp tục đi vào vòng bảng. Tại đây, Triều Tiên chạm trán với một bảng đấu toàn cao thủ: Hàn Quốc, Ả Rập Xêut, Iran. 

Biệt danh “hàng phòng ngự đổ bê tông” ra đời, khi trong suốt trận tử chiến với Ả Rập Xêut vào lượt trận cuối của vòng bảng, Triều Tiên bảo toàn khung thành nguyên vẹn trước loạt tấn công như vũ bão của đối thủ. Kết quả cầm hòa 0-0 với Ả Rập Xêut đủ đề Triều Tiên giữ vị trí thứ hai và cùng Hàn Quốc đi tiếp vào vòng chung kết. Một lần nữa, Triều Tiên tham dự World Cup với tư cách đại diện châu Á.

Thầy trò huấn luyện viên Kim Jong-hun trở thành người hùng của dân tộc, trở về nước trong sự tiếp đón nhiệt tình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều người dân Bình Nhưỡng cũng đổ ra đường để ăn mừng sự kiện trọng đại này. 

Triều Tiên chính thức bị loại sau trận thua 0-7 trước Bồ Đào Nha
Triều Tiên chính thức bị loại sau trận thua 0-7 trước Bồ Đào Nha

Tuy nhiên, không may mắn cho Triều Tiên ở ngày hội bóng đá hành tinh năm đó, họ phải đụng độ với những đối thủ quá mạnh. Chịu thua sát sao 1-2 trước Brazil, thua đậm 0-3 Bờ biển Ngà và 0-7 Bồ Đào Nha, Triều Tiên đành ngậm ngùi ra về trong sự tiếc nuối của người hâm mộ.

Tuy lịch sử hào hùng năm 1966 không thể lặp lại, Triều Tiên World Cup 2010 vẫn là từ khóa được nhắc lại nhiều lần trên các mặt báo.

3. Những truyền kỳ về cầu thủ Triều Tiên sau World Cup 1966

Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Triều Tiên tham dự World Cup năm nào rồi nhé! Nhưng đừng vội, vì câu chuyện đằng sau cái kết như mơ năm 1966 tại đất nước được mệnh danh là kỳ lạ nhất thế giới mới thật sự khiến lòng người băn khoăn.

Chắc độc giả vẫn còn nhớ cái tên Park Doo-Ik – cầu thủ ghi bàn thắng quý hơn vàng tại trận đấu với Italia năm 1966 và đưa Triều Tiên vào cột mốc lịch sử khi lọt vào tứ kết Giải vô địch bóng đá thế giới.   

Tờ báo Guardian từng trích dẫn: “Cổ động viên đến để xem Italia thi đấu. Nhưng không khí nhanh chóng đảo chiều ngoạn mục sau khi Pak Doo-Ik ghi bàn. Cả sân vận động như bùng nổ. Tôi đã không thể tin vào mắt mình. Từ đó, chúng tôi chào đón đội bóng Triều Tiên và vẫn truyền tai những câu chuyện về họ cho tới tận bây giờ.”

Park Doo-Ik và đồng đội đã tạo nên hiện tượng tại Anh Quốc và được cổ động viên nơi đây dành nhiều tình cảm đặc biệt trong khoảng thời gian luyện tập tranh giải. Tuy nhiên, có tin đồn phía sau hào quang phút chốc này, đội tuyển phải nhận về cái kết đắng.

Lan truyền tin đồn chưa được kiểm chứng
Lan truyền tin đồn chưa được kiểm chứng

Từ khóa Triều Tiên tham dự World Cup năm nào một lần nữa dấy lên khi việc tham gia cuộc biểu tình đã khiến các tuyển thủ nhanh chóng bị áp giải về nước và đày đi các vùng sâu vùng xa. Nguyên nhân sâu xa được tiết lộ càng khiến người hâm mộ rợn tóc gáy, vì tội lớn nhất của đội tuyển này chính là đã để thua trước Bồ Đào Nha dù có lợi thế dẫn trước 3 bàn.

Tuy nhiên, tất cả vẫn là tin đồn được lan truyền không có kiểm chứng, hai cầu thủ hàng đầu của bóng đá Triều Tiên An Jong-hak và Jong Tae-s đã lên tiếng bác bỏ trong một phỏng vấn nội bộ. 

4. Kết luận

Tất tần tật thắc mắc về Triều Tiên tham dự World Cup năm nào đã được chúng tôi giải đáp. World Cup 2022 vắng bóng Triều Tiên có lẽ là một sự thiệt thòi cho giấc mơ World Cup Châu Á. Tuy nhiên, tin rằng trong tương lai đội bóng Triều Tiên sẽ trở lại và làm nên chuyện trong các giải đấu tiếp theo. Chúng ta hãy cùng chờ xem kỳ tích có lặp lại không nhé.

Βρείτε το τζακπότ με τους καλύτερους κουλοχέρηδες καζίνο με τζακπότ
https://nhacaiz.com/