Chắc hẳn xuyên suốt chiều dài World Cup, trong lòng mỗi người hâm mộ bóng đá đều có một mùa giải đặc biệt ấn tượng của riêng mình. World Cup 1994 được mệnh danh là “Bom tấn Hollywood” có lẽ là một trong những giải đấu khó quên nhất trong lòng nhiều cổ động viên. Cùng nhacaiz nhìn lại mùa giải gay cấn này nhé.
1. Tổng quan về World Cup 1994
Giải vô địch bóng đá thế giới 1994 là kỳ World Cup lần thứ 15 diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17/6 đến ngày 17/7 năm 1994. Vòng chung kết World Cup 1994 có sự tham gia của 24 đội tuyển, trong đó, hai suất đi thẳng được dành cho đương kim vô địch World Cup 1990 Đức và đội chủ nhà quyền lực – chúng tôi xin phép bật mí trong phần sau.

2. World Cup 1994 được tổ chức tại đâu?
2.1. Nước đăng cai 1994 World Cup
Dù đã là cường quốc kinh tế với sức ảnh hưởng tầm thế giới, nhưng phải đến World Cup 94 Mỹ mới lần đầu tiên đăng cai tổ chức giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh này.
Khi thông tin này chính thức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, không ít người hâm mộ bóng đá phải ngao ngán lắc đầu. Dù xuất phát từ châu Mỹ với truyền thống bóng đá nhiều năm, nhưng cường quốc này lại không tha thiết với bộ môn vua lắm. Chưa kể đến việc tuyển bóng đá Mỹ từ trước đến giờ không phải là một đội tuyển mạnh.
Tuy nhiên, mùa World Cup 1994 trên sân nhà Mỹ đã vượt qua kỳ vọng của mọi người. 2.1. Nước đăng cai 1994 World Cup đánh dấu kỷ lục số khán giả bình quân đến sân cao nhất trong lịch sử: khoảng 69.000/trận, vượt xa kỷ lục trước đó 51.000 người/trận (World Cup 1966 tại Anh – vốn được mệnh danh là cái nôi của bóng đá).
Thứ hai phải kể đến con số khổng lồ: khoảng 3,6 triệu khán giả đã đến sân tham dự World Cup 1994 – dù mùa giải này số đội tham gia khá khiêm tốn với 24 đội và 52 trận đấu. Cho đến nay, kỷ lục này của đội chủ nhà Mỹ vẫn là kỷ lục chưa được phá.
2.2. Địa điểm diễn ra các trận cầu giao tranh

Không thể không nhắc đến sân vận động Rose Bowl – sân thi đấu biểu tượng của Hoa Kỳ – cũng là nơi diễn ra lượt trận chung kết FIFA World Cup 1994. Sân vận động lâu đời này được xây dựng vào năm 1922, được mệnh danh là “National Historic Landmark” với sức chứa lên đến 90,888 chỗ ngồi. Đây cũng là một trong những SVĐ lớn nhất trên thế giới.
Ngoài Rose Bowl, cường quốc không có gì ngoài tiền này còn chuẩn bị 8 SVĐ tầm cỡ khác cho tầm nhìn phong phú của người hâm mộ khi đặt chân đến Mỹ.
Tên sân vận động | Thuộc bang | Sức chứa |
Pontiac Silverdome | Detroit, MI | 77.557 |
Stanford | San Francisco, CA | 80.906 |
Giants | San Francisco, CA | 75.338 |
Citrus Bowl | Orlando, FL | 61.219 |
Soldier Field | Chicago, IL | 63.117 |
Cotton Bowl | Dallas, TX | 63.998 |
Foxboro | Boston, MA | 53.644 |
Robert F. Kennedy | Washington, D.C. | 53.142 |
3. Danh sách các đội đủ điều kiện tham dự 94 World Cup
Vòng loại World Cup 1994 được diễn ra trên khắp thế giới, do đại diện 6 liên đoàn FIFA tổ chức cho cụm 6 châu lục. 147 đội tuyển tranh tài trong vòng 497 trận đấu, kết quả chỉ có 24 tuyển xuất sắc nhất giành quyền đi tiếp đến Hoa Kỳ.
Danh sách 24 đội tuyển gồm có: 2 đại diện khu vực Bắc – Trung Mỹ – Caribe là Mexico và đội chủ nhà Hoa Kỳ. Khu vực châu Phi giành được 3 tấm vé cho Nigeria, Maroc, Cameroon. Châu Á chỉ có 2 suất vào vòng trong đến từ Hàn Quốc và Ả Rập Xê Út.

Khu vực Nam Mỹ đi tiếp với 4 tia hy vọng từ vị trí Brazil, Bolivia, Colombia, và Argentina – đội bóng cuối cùng nhận tấm vé vớt hồi sinh từ vòng play-off liên lục địa. Riêng đội hình châu Âu với nhiều chiến binh nhất (13 đội): Đức, Hy Lạp, Nga, Na Uy, Thụy Điển, Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Ireland, Hà Lan, Ý, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ.
Nuối tiếc và cũng là bất ngờ lớn nhất trong giải đấu vòng loại này là sự ra về ê chề của Tuyển Anh. Thua liên tiếp Na Uy, Hà Lan và thậm chí để lọt lưới trong vòng chỉ 7 giây đầu tiên của trận đấu trước một đối thủ vô danh là San Marino đã ấn định cái kết tẻ nhạt cho tuyển Anh ở mùa giải này. Cũng vì sự kiện này mà Graham Taylor đã mất đi chiếc ghế huấn luyện viên của mình.
4. Công bố linh vật của FIFA World Cup 1994
Linh vật đại diện cho 1994 World Cup là Striker, USA 1994. Ở giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 15 này, Mỹ cùng hội đồng liên đoàn bóng đá thế FIFA chọn một chú chó Striker, khoác trang phục như một cầu thủ bóng đá thực thụ và chân giẫm lên tạo kiểu với trái bóng.
Màu sắc bộ đồ của Striker được phối bởi ba màu xanh, đỏ, trắng, là sắc màu đặc trưng của quốc kỳ Mỹ. Cùng dòng chữ USA 94 trước ngực mang đậm dấu ấn riêng.

Striker được thiết kế bởi Tập đoàn đình đám Walt Disney. Linh vật World Cup 1994 được truyền thông hóa cực mạnh mẽ khi xuất hiện trong loạt chiến dịch pr, quảng cáo, và đặc biệt là phim hoạt hình.
5. Đội tuyển vô địch tại 1994 FIFA World Cup
World Cup 1994 chắc hẳn là giải đấu đáng nhớ của đại diện Nam Mỹ – Brazil. Lần thứ tư một quốc gia bước lên ngôi vô địch mùa giải lớn nhất hành tinh, sau ba lần vào các năm 1958, 1962 và 1970.
Đây cũng là thời điểm Brazil bắt đầu bước lên ngôi hoàng bóng đá và được đông đảo giới chuyên môn cũng như người hâm mộ công nhận với loạt thành tích đáng nể. Chúng ta hãy cùng nhìn lại một mùa giải thăng hoa của Brazil trên đất Mỹ.
Vượt qua các tuyển khác trong vòng loại World Cup 94 CONMEBOL, Brazil cùng 3 đại diện Nam Mỹ khác tiến vào vòng bảng. Ở mùa giải này, HLV Carlos Alberto Parreira nổi tiếng thực dụng đã dẫn dắt đội tuyển theo lối chơi hoàn toàn khác so với trước đây.

Không còn điên cuồng tấn công và xâm lấn khung thành đối thủ bất chấp, các chân sút Brazil thực hiện chiến lược chậm mà chắc, trở nên thận trọng và vững vàng hơn bao giờ hết. Bảo toàn sạch sẽ khung thành được ưu tiên cao hơn cả việc ghi bàn thắng.
Và ở những thời khắc quyết định, khi Brazil vẫn nắm chắc đội hình phòng thủ an toàn, họ sẽ dâng cao tấn công nhanh gọn và dứt điểm bằng một bàn thắng hiếm hoi nhưng đủ sức quyết định kết quả trận đấu. Thậm chí, xuyên suốt hành trình trên đất Mỹ, cả hàng tiền vệ tài năng của Brazil mà chỉ có Rai ghi bàn với cú đá Penalty trong trận đụng độ Nga ở vòng Bảng.
Cũng chính vì lối chơi phòng thủ này mà Brazil đăng quang với kỷ lục đội vô địch có ít bàn thắng nhất, chỉ 11 bàn thắng tại Fifa World Cup 1994, thấp hơn nhiều so với lần đăng quang nhiều bàn thắng nhất của Brazil ở kỳ World Cup 1970 (19 bàn thắng.)

Trở lại với diễn tiến giải đấu, với các chiến thắng sát nút nhưng đầy thực lực, Brazil giành vé vào chung kết và đụng độ đối thủ cũng khó chơi không kém là Italia. Lúc này đây cả Brazil lẫn Italia đều sưu tầm được bộ 3 chiếc cúp vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới. Đồng nghĩa với việc đội tuyển chiến thắng trong trận chung kết cũng là đội lần đầu tiên ghi tên mình vào hàng ngũ tuyển bóng đá có 4 lần vô địch World Cup.
Có lẽ vì ý nghĩa ganh đua quan trọng của trận đấu mà cả Selecao lẫn Italia đều chơi cầm cự, thận trọng. Thậm chí không có bàn thắng nào được ghi trong cả 90 phút hiệp chính lẫn hai hiệp phụ. Lần đầu tiên và duy nhất có một trận chung kết World Cup không có bàn thắng.

Trận đấu trở nên nghẹt thở khi hai đội bước vào loạt sút luân lưu để quyết định thắng bại. Thủ môn Claudio Taffarel giữ sạch khung thành trước áp lực khổng lồ và cái kết 3-2 ấn định chiến thắng chung cuộc cho Brazil tại World Cup 94.
Khoảnh khắc cầu thủ Roberto Baggio – từ anh hùng trở thành tội đồ – thẫn thờ gục xuống sau khi sút hỏng quả luân lưu quyết định được xem là hình ảnh xúc động nhất trong cả mùa giải. Tuy nhiên, dù có tiếc nuối như thế nào thì mọi sai lầm đều có cái giá đắt, Italia vuột mất giấc mơ vô địch World Cup lần thứ tư vào tay đại diện Nam Mỹ.
Trận chung kết giữa Selecao và Italia sau đó đã gây nên nhiều tranh cãi. Có người cho rằng trận chung kết quá tẻ nhạt khi cả hai đội tuyển đều không dám tấn công, cũng có người lại nghĩ rằng loạt xuất luân lưu nghẹt thở mới là phần đáng giá và xúc động của mùa giải.

Dù dư luận có nhiều luồng ý kiến khác nhau thì rõ ràng chiến thắng của Brazil là không thể tranh cãi. Có câu chuyện khá thú vị sau trận đấu, Branco – đồng đội cũ của HLV Brazil đã phát ngôn gây sốc khi tiết lộ bia rượu và tình dục đã góp phần làm nên tinh thần thoải mái và lối chơi thận trọng nhưng tràn đầy năng lượng của nhà vô địch 1994 World Cup.
6. Những điểm nhấn đáng chú ý trong kỳ World Cup 1994
Bên lề những trận đấu tiêu biểu, World Cup 1994 còn để lại nhiều drama kịch tính và những cú xoay chuyển chấn động.
Saudi Arabia – một quốc gia nhỏ ở châu Á lần đầu tiên đặt chân được đến vòng 1:8. Bulgaria – một vương quốc không mấy nổi trội ở châu Âu cũng đã làm người hâm mộ 2 lần há hốc miệng khi Knock out lần lượt Argentina và Đức – đương kim vô địch và Á Quân World Cup 1990 – và vinh dự tiến vào vòng bán kết.

1994 World Cup còn mang lại nhiều khởi đầu, là giải đấu Vô địch bóng đá thế giới đầu tiên mang dấu ấn cá nhân của các cầu thủ, khi tên họ được in đậm sau lưng áo. Trọng tài cũng được khoác trên mình bộ cánh yêu thích thay vì chỉ thuần đen đơn điệu như trước đây.
Mỗi trận thắng sẽ được tăng thêm 3 điểm, khuyến khích các đội tuyển mạnh dạn tấn công cho mùa giải thêm sôi động. Bên cạnh đó, giải thưởng dành cho thủ môn xuất sắc nhất lần đầu tiên ra đời – được FIFA đặt tên là giải thưởng Lev Yashin. Người được vinh danh đầu tiên là thủ môn tài ba của Bỉ – Michel Preud’homme.
7. Kết luận
World Cup 1994 đã khép lại 28 năm nhưng những truyền kỳ về giả vô địch bóng đá lớn nhất hành tinh ở Mỹ vẫn sẽ được nhắc lại trong lòng các cổ động viên. Mỗi mùa World Cup đều có dấu ấn riêng, chúng ta hãy cùng chờ xem mùa giải năm nay có gì đặc biệt hơn không nhé!